I. BÌA SÁCH VÀ CÁC DẠNG TƯƠNG ĐỒNG
I.1. Hình thức
Là lọai kích thước nhỏ, nhiều trang và là một bộ phận quan trọng của nghệ thuật đồ họa là dùng ngôn ngữ đồ họa để giới thiệu một cách điển hình, dính liền với văn học tuyên truyền, báo chí.
I.2. Mục đích
Giới thiệu một cách khái quát nội dung tác phẩm bằng hình tượng cô đọng và điển hình nhất.
I.3. Cảm nhận
Tái hiện hình ảnh nào đó của tác phẩm, tác động tình cảm người xem.
II. PHÂN DẠNG BÌA SÁCH
II.1. Có 4 loại sách thông thường
-Thể loại giáo dục và nghiên cứu -Thể loại tạp chí và mỹ thuật -Thể loại văn thơ, truyện -Thể loại giải trí
II.2. Theo nhóm tiếp xúc
Tùy theo đối tượng, nhóm đối tượng, lứa tuổi, tình cảm và tâm sinh lý người thưởng thức.
III. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH THAM GIA BỐ CỤC ĐỒ HỌA DẠNG ỨNG DỤNG BÌA SÁCH
III.1. Nhóm tựa sách
Nhóm tiêu đề chính: tựa sách Nhóm tiêu đề phụ: Hàng chữ bổ sung cho tựa sách hoặc tóm tắt nội dung sách
III.2. Nhóm hình miêu tả
Hình ảnh là đường nét, hoa văn trang trí, hình ảnh chụp, ảnh vẽ bằng chất liệu (vẽ bằng cọ, bút sắc, màu nước, sơn dầu...).
III.3. Nhóm tên
Tên tác giả, tên nhà xuất bản và địa chỉ xuất bản, năm xuất bản.
IV. NGUYÊN LÝ BỐ CỤC TẠO THỤ CẢM TRONG ĐỒ HỌA BÌA SÁCH
IV.1. Trình bày bìa
IV.1.1 Tính chất và đặc điểm
Khác với các tác phẩm hội họa khác:
-Chỉ giới thiệu khái quát nội dung tác phẩm bằng hình tượng cô đọng, điển hình nhất -Đòi hỏi người vẽ phải hiểu sâu sắc tác phẩm, tìm ra những đặc trưng nhất -Thể hiện bằng ngôn ngữ đồ họa – hội họa nhằm gây cảm xúc đối vớingười xem -Bìa sách mang nhiều ngôn ngữ đồ họa -Tùy tính chất – nội dung của tác phẩm mà trình bày bìa khác nhau
IV.1.2 Những yêu cầu cụ thể
-Có nhiều cách và phương pháp thể hiện: Hội họa kết hợp với đồ họa, ghép ảnh gây hiệu quả bố cục, gây ấn tượng mạnh mẽ về nội dung.
Hình thức bố cục
−Tùy theo yêu cầu từng lọai sách cụ thể mà tìm ra hình tượng điển hình, dùng
ngôn ngữ đồ họa để trang trí và sắp đặt bố cục sao cho thích hợp.
− Hình ảnh đưa ra phải cô đọng không xa lạ với nội dung.
− Bố cục cân đối với hình thể tham gia gây thụ cảm tĩnh _ và ổn định (sách
nghiên cứu – giáo dục).
− Bố cục có tính tự do: tạo một hấp lực nhất định nơi bìa sách, gây ấn tượng mạnh mẽ (sách về nhạc, mỹ thuật).
− Bố cục có độ căng từ tương phản − Màu sắc tương phản nóng và lạnh trong vòng thuần sắc
− Tương quan sắp xếp hình thể: Lớn – nhỏ, xa – gần, thẳng – cong, thẳng – ngang... − Bố cục có độ căng ít khi màu sắc ít tương phản, hoặc mang tính đồng dạng
Chọn màu sắc
−Màu sắc thích hợp cho từng thể lọai − Màu nhu, chắc khỏe, nghiêm túc cho thể loại sách giáo dục, và nghiên cứu
− Sắc độ đậm nhạt, nhẹ nhàng cho văn thơ
− Màu thâm thúy cho truyện dài − Màu nặng nề, u mịch cho thể lọai trinh thám − Màu tươi tắn, dễ thương, ngây ngô cho thể lọai truyện thiếu nhi (lứa tuổi Kim Đồng)
Bố cục chữ
−Chữ viết mảng màu hay họa tiết trang trí thích hợp với phong cảnh chung, giàu chất trang trí chọn lọc.
− Tương quan sử dụng kiểu, dáng chữ (tựa sách) tạo thị cảm phù hợp với nội dung bìa sách, như chọn hình ảnh minh họa, chọn font chữ tiêu đề cho phù hợp nội dung (chữ Roman, chữ baton, chữ Fantasie hay chữ viết).
*
Chữ có chân và không chân cho thể loại giáo dục và nghiên cứu
*
Chữ Fantasie cho thể loại tạp chí, giải trí
* Chữ viết hoa cho văn thơ. − Không nên để nhiều dòng chữ phụ ngòai bìa làm lấn át cả tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản − Tùy theo từng lọai mà giải quyết cụ thể (phân tích mối quan hệ giữa hình với chữ, có lọai sách chỉ thuần chữ và mảng màu)
− Bìa sách không phô trương quá mức thiếu lòe lọet nghiên cứu − Tùy theo yêu cầu sách, nhà xuất bản – chữ phải trang nhã nổi bật vừa phải
IV.2. Sách theo thể loại vẽ
-Có nhiều cách và phương pháp thể hiện: Hội họa kết hợp với đồ họa, ghép ảnh gây hiệu quả bố cục, gây ấn tượng mạnh mẽ về nội dung - Những lọai sách phải vẽ: Sách nhạc – Sách thiếu nhi – Văn học.
- Bìa sách phải vẽ theo yêu cầu của nội dung sách.
-Phương pháp vẽ bìa phải dựa vàotính trang trí của hình vẽ, cách xếp đặt ăn nhịp giữa chữ
– nét vẽ – màu sắc trên bìa.
-
Phần vẽ không lấn át chữ in –tên tác giả – tên sách – nhà xuất bản.
-
Tranh vẽ – hàng chữ phải tạo thành bìa sách đẹp, rõ ràng, trang nhã.
Chú ý:
− Chú ý đến tính trang trí của bìa sách hơn là vẽ thực như trên bìa
− Nét vẽ đơn giản
cách điệu đơn giản càng đẹp
− Dùng màu phẳng, màu nào theo màu đó
− Mảng chữ tranh phải hòa hợp không khích bác lẫn nhau vì xếp cạnh nhau
IV.3. Phương pháp tiến hành làm bìa sách
-Đọc kỹ tác phẩm – lựa chọn điển hình – hình tượng cụ thể cho phản ảnh nội dung tác phẩm -Tìm phác thảo bố cục
• Sắp đặt mảng hình
• Tìm kiểu chữ phù hợp nội dung tác phẩm -Phác thảo màu -Tìm hình -Thể hiện chú ý đến khuôn khổ
V. BÀI TẬP BIỂU TẢ- THIẾT KẾ BÌA SÁCH THEO ĐỊNH HƯỚNG
Bài 1: Thực hiện một bìa sách với các nhóm hình thể định sẳn, như sau:
1/ Nhóm tựa bìa sách: DU LỊCH VIỆTNAM 2/ Nhóm hình chính 3/ Nhóm các đề mục:
- Sắp sửa in Trăng trên đầu - Nguyễn Châu giang
Chuyến tàu khuya – Phan nam Người mẫu – Văn Bản
Thời gian về đâu – Ngọc Mỹ
Nguồn gốc cảm xúc – Thanh Nhàn
- Nhà xuất bản trẻ – 2004 -In tại nhà in thông tấn xã Việt nam -Giá 30.000 đồng -Kích thước: Khổ A5
Bài 2: Thực hiện một bìa sách với các nhóm hình thể định sẳn, như sau: 1/ Nhóm tựa bìa sách: VIẾT CHO NGƯỜI ĐÀN ÔNG TÔI YÊU Truyện dài của tác giả: Nhà văn Nguyễn thị Châu Giang 2/ Nhóm hình chính 3/ Nhóm các đề mục: In tại Cty In Trần Phú –Nộp lưu chiểu tháng 9- 2004 Giá bán: 75.000đồng Tòa sọan nhà xuất bản trẻ Kích thước: Khổ 20cm – 17cm
Bài 3: Thực hiện một bìa sách với các nhóm hình thể định sẳn, như sau:
1/ Nhóm tựa bìa sách: Hướng dần 101 thực tế và hữu ích –CHĂM SÓC EM BÉ 2/ Nhóm hình chính 3/ Nhóm các đề mục: Ngươi dịch: Bác sĩ Đỗ thị Vân Nguyên giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP.HCM Nhà xuất bản phụ nữ Giá bán: 50.000 đồng
Đọc thêm!
Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)